CỎ LÁ GỪNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN CỦA THẢM CỎ LÁ GỪNG
Cỏ lá gừng là loại sinh trưởng mạnh và dễ trồng tuy nhiên trông công tác thi công và hình thành thảm cỏ đẹp thì vấn đề trồng cỏ chiếm 40% ,còn phần quan trọng hơn vẫn là cách chăm sóc và duy trì thảm cỏ đẹp lâu bền.
Nhiều người cho rằng công việc trồng cỏ sân vườn cực kì là đơn giản và đơn giản hơn khi trồng cỏ lá gừng.Thế nhưng tại sao có sự khác biệt giữ những thảm cỏ tự trồng và những thảm cỏ được chăm sóc bởi các đội cây xanh chuyên nghiệp.
Một số thảm cỏ rất đẹp trong thời gian đầu nhưng sau vài tháng chúng trở nên già cổi và chết dần.Lý do của vấn đề này là do đâu,do giống cỏ,do cách trồng,do nước tưới,do đất trồng hay do ngưới trực tiếp chăm sóc không tốt …
Yếu tố nào cũng đúng mà bạn có thể đổ lỗi tuy nhiên vấn đề quan trọng hơn cả là do người chăm sóc không có qui trình rỏ ràng và không tuân thủ thời gian chăm sóc.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thảm cỏ lá gừng bao gồm :
-Đất trồng (15% )
-Nước tưới ( 50% )
-Phân bón ( 20% )
-Ánh sáng ( 10% )
– Các tác động khác ( 5% )
Dựa vào đó chúng tôi có 1 qui trình chăm sóc cơ bản nhất dành cho bất cứ ai nghiệp dư cũng có thể thực hiện :
1.SAu khi thảm cỏ đã thi công khoản 1,5 tháng thì vui lòng cắt tỉa 1 lần cho dù cỏ cao hay không cao
Lí do : lấy code phẳng 1 lần lá cỏ cao sẻ ngắn lại lá cỏ nào chưa cắt được thì có thời gian cao lên bằng những lá cỏ đã phát triển .
Tiêu diệt các lá già và tập trung dinh dưỡng nuôi chồi và lá mới
Hạn chế loại cỏ dại 2 lá mầm đang còn chưa ra hoa hạt,hạn chế sự phát tán hạt của chúng xuống đất trong bãi cỏ.
2.Thời gian cắt lần 2 :
Thời gian cắt lần 2 sau 20-30 ngày sau đợt 1
Sau khi cắt cần bổ sung ure a để cỏ xanh mướt với lá mới
Lưu ý sau khi cắt bạn cần bón phân và tưới đầy đủ nước.
3.Thảm cỏ cần lượng nước như thế nào ?
Cỏ lá gừng nếu thiếu nước nhiều tự chúng chuyển lá nhỏ lại và màu đỏ vàng rất xấu cho nên phải duy trì độ ẩm cần thiết cho lá cỏ đủ màu xanh
Thông thường nếu tưới tay bạn cần tưới mỗi ngày 1 lần ngày nào mưa nhiều thì 2 ngày sau tưới lại 1 lần .
4. SAu 6 tháng bạn cần bổ sung dinh dưỡng đất và bảo trì bộ thân của cỏ sau khi đã đẻ nhánh nhiều lần và hút hết dinh dưỡng gần rễ.
Cách bổ sung
Sau khi cắt bạn rãi thêm đất hoặc trộn hổn hợp phân hữu cơ dạng viên tro trấu và sơ dừa lên mặt cỏ sau đó tưới rỏ nước .
BẠn sẻ gặp rắc rối nếu không làm khâu này sau khoảng 2 tháng sau thì cỏ khó phục hồi.
5. Tuân thủ thời gian
Có thể bạn vẫn thấy chúng đang đẹp và lá mượt mà nhưng bạn nhớ rằng nếu theo biểu đồ hình Sin thì nó đang chuẩn bị xuống dốc và chuyển màu xấu đi sau đó.Do đó trong thời điểm thảm cỏ lá gừng còn đang phát triển tốt bạn cần giử gìn chúng ngay lúc đó.
Đúng thời điểm bón phân mỗi tháng bón phân hóa học 1 lần liều ( 1-1.5 kg đạm trên 100 m2 ) sau hai tháng thì bón NPK, sau 6 tháng vui lòng bổ sung dinh dưỡng như trên.
Cho dù bạn thấy nó như thế nào thì cũng phải bón và cắt đùng ngày giờ nếu không sau đó bạn phải thất vọng vì khả năng khôi phục chậm và màu sắc xấu xí của cỏ già.
Cỏ lá gừng không kho chăm bón thế nhưng chúng ta cần theo 1 qui trình rỏ ràng đúng định kì đẻ nhánh đâm chồi ,chuyển lá già… với chu kì sinh trưởng ngắn lá cỏ gừng cầnđược cắt và bổ sung dinh dưỡng kịp thời nếu không chúng không đạt yêu cầu.